x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Trứng cá đỏ
CHUYÊN MỤC: Kiến thức chung
Đăng vào lúc [2025-04-28 10:48:06] Lượt xem: 46 1195
Tác giả: Chưa xác định
  Trứng cá đỏ, hay còn gọi là "rosacea", là một bệnh da liễu mãn tính thường ảnh hưởng chủ yếu đến khuôn mặt. Tình trạng này làm da mặt trở nên đỏ, các mạch máu nổi rõ và xuất hiện các nốt mụn sưng đỏ, đôi khi có mủ, gây cảm giác châm chích khó chịu.


1.1. Trứng cá đỏ là gì?

  Trứng cá đỏ, hay còn gọi là "rosacea", là một bệnh da liễu mãn tính thường ảnh hưởng chủ yếu đến khuôn mặt. Tình trạng này làm da mặt trở nên đỏ, các mạch máu nổi rõ và xuất hiện các nốt mụn sưng đỏ, đôi khi có mủ, gây cảm giác châm chích khó chịu.

   Bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, đặc biệt phổ biến ở độ tuổi từ 30 đến 60. Trứng cá đỏ không dễ kiểm soát và thường xuất hiện theo từng đợt, làm cho việc điều trị trở thành một thách thức. Trứng cá đỏ thường phát triển chủ yếu trên mặt và ít gặp hơn ở các vùng khác của cơ thể. Các dấu hiệu này có thể bùng phát trong vài tuần hoặc vài tháng và sau đó giảm dần theo thời gian. Đối với phụ nữ, bệnh có thể xuất hiện theo chu kỳ kinh nguyệt và diễn ra theo một vòng lặp đều đặn.

1.2. Nguyên nhân

   Trứng cá đỏ (Rosacea) là một vấn đề da mặt khá phổ biến, thường gặp ở những người trưởng thành từ 30 tuổi trở lên. Mặc dù chúng ta đã biết rất nhiều về bệnh này, nhưng nguyên nhân cụ thể vẫn là điều mà các chuyên gia vẫn đang nghiên cứu. Tuy nhiên, có một số yếu tố được biết đến có thể góp phần vào sự phát triển của Rosacea:

Yếu tố di truyền

  Một trong những yếu tố quan trọng là di truyền. Nếu trong gia đình bạn có người mắc Rosacea, thì khả năng bạn mắc phải bệnh này cũng cao hơn. Các nghiên cứu cho thấy rằng gene có thể đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cách miễn dịch của cơ thể đối với các yếu tố gây kích thích và viêm nhiễm da.

Hệ miễn dịch suy yếu

Hệ miễn dịch suy yếu có thể làm cho da dễ bị kích thích và viêm nhiễm, từ đó dẫn đến sự phát triển của trứng cá đỏ. Các yếu tố như căng thẳng, bệnh lý nội tiết tố, hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cũng có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể.

Các yếu tố kích thích

Trứng cá đỏ có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố bao gồm:

Tia UV từ ánh nắng mặt trời có thể làm tăng sự phát triển và các triệu chứng của trứng cá đỏ, như viêm nhiễm và sự gia tăng của các mạch máu nhỏ trên da.

Thức ăn cay nóng và đồ uống nóng

Các loại thực phẩm như đồ ăn cay nóng và đồ uống như rượu, bia, cà phê có thể gây kích ứng da và làm tăng sự phát triển của trứng cá đỏ.

Căng thẳng

Tình trạng căng thẳng có thể làm tăng sự bùng phát của các triệu chứng của bệnh.

Thay đổi nhiệt độ

Thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại cũng có thể gây kích thích da và làm tăng nguy cơ trứng cá đỏ.

Mỹ phẩm và các loại thuốc

Sử dụng mỹ phẩm chứa các chất gây kích ứng da hoặc sử dụng các loại thuốc nhất định cũng có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh.

Ký sinh trùng Demodex

Demodex là một loại ký sinh trùng nhỏ sống trên da mặt của hầu hết mọi người. Trong một số trường hợp, số lượng Demodex có thể tăng lên đáng kể ở những người bị trứng cá đỏ, từ đó gây viêm nhiễm da.


Rối loạn hàng rào bảo vệ da

  Trứng cá đỏ có thể liên quan đến sự suy giảm của hàng rào bảo vệ da hoặc sự sản xuất quá mức bã nhờn. Điều này có thể làm cho da trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị kích thích.

   Mặc dù đã có những yếu tố chính được xác định, việc điều trị và quản lý bệnh phụ thuộc rất nhiều vào từng trường hợp cụ thể và nên được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia da liễu. Hiểu rõ về các yếu tố gây ra trứng cá đỏ là bước đầu tiên quan trọng trong việc giảm thiểu và kiểm soát bệnh lý này.

1.3. Triệu chứng

Bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến vùng mặt và da đầu, và tiến triển qua bốn giai đoạn chính:

Tiền trứng cá đỏ

   Ở giai đoạn này, người bệnh thường cảm thấy đỏ bừng và nóng rát ở mặt, kèm theo cảm giác châm chích và khó chịu. Các yếu tố kích thích phổ biến bao gồm ánh nắng mặt trời, căng thẳng tinh thần, thời tiết khắc nghiệt (quá nóng hoặc quá lạnh), rượu, thức ăn cay, tập thể dục, gió, các loại mỹ phẩm, và việc tắm hoặc uống đồ nóng. Những triệu chứng này thường tồn tại và có thể trở nên nặng hơn trong các giai đoạn sau.

Giai đoạn giãn mạch

Người bệnh bắt đầu thấy xuất hiện các ban đỏ trên mặt kèm theo sưng tấy và sự giãn nở của các mao mạch nhỏ trên da. Sự bất ổn định của hệ thống vận mạch kéo dài có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.


Hình 1: Thương tổn giãn mạch trong trứng cá đỏ


Hình 2: Viêm và giãn mạch trong trứng cá đỏ
Giai đoạn viêm

Tiếp theo là giai đoạn viêm, trong đó xuất hiện các mẩn đỏ và mụn mủ vô khuẩn. Những nốt mụn này thường bị nhầm lẫn với mụn trứng cá ở người lớn, dẫn đến việc nhiều người nhận định nhầm về tình trạng bệnh.



Hình 3: Mảng hồng ban phù nề, bong vảy vị trí má


Hình 4: Tổn thương sẩn mụn mủ ở giai đoạn muộn

Giai đoạn muộn

Ở giai đoạn muộn, một số người bệnh có thể gặp phải hiện tượng tăng sinh tuyến bã, kết hợp với viêm mô, dẫn đến sự phát triển của các u xơ đa thuỳ, đặc biệt ở vùng mũi. Tình trạng này khiến mũi sưng to và được gọi là “rhinophyma” (mũi sư tử). Hiện tượng này thường xảy ra ở nam giới trên 50 tuổi và ít gặp ở nữ giới.


Hình 5: Hình ảnh mũi sư tử
1.4. Chẩn đoán

Chẩn đoán xác định trứng cá đỏ khi có ít nhất một triệu chứng tiên phát và một triệu chứng thứ phát:

- Triệu chứng tiên phát:

• Hồng ban/ đỏ bừng mặt thoáng qua hay dai dẳng

• Sẩn, mụn mủ

• Giãn mạch ở mặt

- Triệu chứng thứ phát:

• Bỏng rát, châm chích

• Mảng đỏ hơi gồ cao có hay không có tróc vảy

• Da khô/tróc vảy

• Phù mặt dai dẳng

1.5. Điều trị

Việc điều trị tập trung vào kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị:

1. Thuốc bôi tại chỗ:

Metronidazole: Là một loại kháng sinh bôi ngoài da, giúp giảm viêm và mẩn đỏ. Thường được sử dụng 1-2 lần/ngày.

Azelaic acid: Có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm, giúp cải thiện mẩn đỏ và mụn mủ. Thường được bôi 2 lần/ngày.

Ivermectin: Giúp giảm viêm và tiêu diệt Demodex folliculorum, một loại ký sinh trùng có thể góp phần gây trứng cá đỏ. Thường được sử dụng 1 lần/ngày.

2. Thuốc uống:

Kháng sinh nhóm tetracycline: Như doxycycline hoặc minocycline, được sử dụng để giảm viêm và kiểm soát triệu chứng. Liều dùng thường bắt đầu cao và giảm dần khi triệu chứng cải thiện.

Isotretinoin: Dành cho trường hợp trứng cá đỏ nặng không đáp ứng với các phương pháp khác. Thuốc này giúp giảm sản xuất bã nhờn và có tác dụng chống viêm mạnh. Tuy nhiên, cần theo dõi chặt chẽ do có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn.

3. Liệu pháp laser và ánh sáng:

Laser nhuộm xung (Pulsed Dye Laser - PDL): Tác động lên các mạch máu giãn, giúp giảm mẩn đỏ và cải thiện tình trạng da.

Liệu pháp ánh sáng cường độ cao (Intense Pulsed Light - IPL): Giúp giảm mẩn đỏ và cải thiện kết cấu da bằng cách tác động lên các mạch máu và sắc tố da.

4. Chăm sóc da hàng ngày:

Làm sạch da nhẹ nhàng: Sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, không chứa cồn hoặc hương liệu mạnh, để tránh kích ứng da.

Dưỡng ẩm: Chọn các sản phẩm dưỡng ẩm không chứa dầu, giúp duy trì hàng rào bảo vệ da.

Chống nắng: Sử dụng kem chống nắng phổ rộng với SPF từ 30 trở lên hàng ngày, ngay cả khi trời không nắng, để bảo vệ da khỏi tia UV.

1.6. Phòng bệnh

Mặc dù trứng cá đỏ là bệnh lý mãn tính và không thể chữa khỏi hoàn toàn, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để ngăn ngừa các triệu chứng bùng phát và kiểm soát tình trạng da hiệu quả:

Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời

Sử dụng kem chống nắng SPF cao hàng ngày và thường xuyên, ngay cả khi trời không nắng, để bảo vệ da khỏi tác động của tia UV. Ánh nắng mặt trời là một trong những yếu tố kích thích chính gây sự tiến triển các triệu chứng của trứng cá đỏ.

Chăm sóc da đúng cách

Sử dụng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ và không gây kích ứng để làm sạch da mặt hàng ngày. Tránh các sản phẩm có chứa cồn, hương liệu và các thành phần gây kích ứng da. Đặc biệt, việc sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp giúp duy trì độ ẩm cần thiết cho da và làm dịu các triệu chứng của bệnh.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm kích thích như đồ ăn cay, rượu, cà phê và các loại đồ uống nóng. Thay vào đó, ăn uống cân bằng và giàu dinh dưỡng có thể giúp cơ thể và da giảm thiểu sự kích thích và các biểu hiện của trứng cá đỏ.

Giảm căng thẳng

Thực hành các phương pháp giảm căng thẳng như yoga, thực hành hít hthở sâu và thực hiện các hoạt động thể dục nhẹ nhàng để giúp giảm căng thẳng cơ thể và tâm trí.

Theo dõi và điều trị các vấn đề da sớm

Theo dõi và đề phòng các vấn đề da sớm, bao gồm việc điều trị kịp thời các tình trạng da mất nước, dị ứng hay viêm da có thể giúp giảm nguy cơ phát triển trứng cá đỏ.

   Những biện pháp này không chỉ giúp ngăn ngừa trứng cá đỏ mà còn giúp duy trì làn da khỏe mạnh và giảm thiểu các vấn đề da khác. Ngoài ra, nếu bạn có dấu hiệu bất thường trên da mặt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời.




Nguồn:
ThS.BSCKI.Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Phó trưởng Bộ môn Da liễu – Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Bác sĩ Khoa Khám bệnh – Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
BSNT. Lê Phạm Thiên Phúc
Bộ môn Da liễu – Trường Đại học Y Dược Cần Thơ




Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 08/04/2025
Thông báo số 31 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Hội thi thiết kế, trình diễn thời trang “Xuân Ất Tỵ từ vật liệu tái chế” chào mừng Xuân Ất tỵ 2025
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 07/01/2025
Thông báo số 197 công nhận kết quả trúng tuyển kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 193 Kết quả tuyển dụng viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Hội thảo “Cập nhật mới trong Hồi sức sơ sinh 2024”
Hội thảo khoa học Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý Tai kỷ niệm 45 năm Xây dựng và Phát triển Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 25/12/1979-25/12/2024
Tổ chức thành công Đại hội các Chi bộ thuộc Đảng Bộ Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 189 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024
Cập nhật GOLD 2025 và những tiến bộ mới trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Thông báo số 182 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 181 Danh sách ứng viên đủ điều kiện và không đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 2 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Chương trình đo thành phần cơ thể và tư vấn dinh dưỡng miễn phí tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Ngày Thế giới Phòng chống Đái tháo đường
Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ phối hợp tổ chức khám sàng lọc và phẫu thuật dị tật bàn tay cho trẻ em
Hưởng ứng tuần lễ nhận thức Kháng sinh 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Tuần lễ dinh dưỡng và phát triển năm 2024: “Tăng cường tiếp cận đa dạng thực phẩm, giàu dinh dưỡng để đảm bảo an ninh lương thực, an ninh dinh dưỡng cho tất cả mọi người”
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,881,509
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Lấy số thứ tự đăng ký:
Buổi sáng từ 5h30 - 10h45 | Buổi chiều từ 12h30 - 16h45
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h30 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI