Thông thường khi nghe nói đến
bệnh hoại tử chúng ta thường nghĩ đến bệnh hoại tử ở tay, chân, nhưng bên cạnh
đó, còn một bệnh rất nguy hiểm mà chúng ta thường bỏ qua đó là bệnh Fournier. Bệnh
được mô tả lần đầu với tên “Hoại tử sét đánh vùng dương vật” do bác sĩ Da liễu
người Pháp Jean Afred Fournier phát hiện vào năm 1883. Vậy bệnh này nguy hiểm
như thế nào? Dấu hiệu nhận biết nó là gì?
Định
nghĩa
Hoại thư cơ quan sinh dục: Bệnh
Fournier là một biểu hiện hoại tử hoại tử nhiễm trùng dưới da bắt đầu từ bìu rồi
lan toả dần đến tới vùng các lớp cân. Đặc điểm của bệnh là một nhiễm trùng lan
toả nhanh rộng ở tổ chức dưới da và lớp cân vùng tầng sinh môn và sinh dục
Bệnh có thể xảy ra ở hai giới
nhưng chủ yếu ở nam trên 50 tuổi, tỷ lệ thường gặp từ 0,1 đến 0,4 trên 100000 dân. Tình trạng bệnh
này thường gặp hơn ở nhóm bệnh nhân mắc phải một bệnh hệ thống: nghiện rượu, suy
giảm miễn dịch, đái tháo đường và thường diễn tiến nặng
Nguyên
nhân
Bệnh hoại thư Fournier là một
quá trình viêm nhiễm do các loại vi khuẩn: Vi khuẩn yếm khí, vi khuẩn gram
dương, vi khuẩn gram âm. Do sự đồng nhiễm các loại vi khuẩn nên đã gây ra tác dụng
cộng hưởng lên nhiều lần. Điểm nhiễm trùng khởi phát là các viêm nhiễm của các
khu vực hậu môn sinh dục hoặc hậu môn trực tràng.
Theo một số nghiên cứu cho thấy
nguyên nhân thường gặp như nhiễm khuẩn đường tiết niệu, sỏi niệu đạo, sau thủ
thuật sinh thiết tuyến tiền liệt, viêm, đặt dụng cụ dương vật làm tổn thương
và nhiễm trùng. Một số bệnh lí về hậu môn trực tràng như áp xe và rò hậu môn.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân do nhiễm trùng từ ngoài da như nhọt loét của
vùng bìu tầng sinh môn. Một số nguyên nhân hiếm gặp hơn ở nữ như viêm nhiễm sinh dục như áp xe
tuyến Bartholin, môi lớn.
Chẩn
đoán
Khởi phát dữ dội: biểu hiện
ban đầu thường là đau vùng bìu kèm theo hiện tượng phù nề gây căng phòng tại chỗ
Triệu chứng toàn thân: dấu hiệu nhiễm độc toàn thân
và suy kiệt, sốt cao, rét run, mạch nhanh, huyết áp hạ, nhịp thở nhanh, kèm
theo dấu hiệu tiêu hoá như buồn nôn hoặc nôn.
Triệu chứng tại chỗ: Bìu trở
nên rắn rất nhanh, sưng đỏ và tiết dịch. Các vết lằn màu nhạt trên da bắt đầu
xuất hiện, kèm theo những mảng hoại tử thâm đen. Các biểu hiện tại chỗ rất
nhanh lan xuống dưới bìu và lên cao trên bụng. Sờ sẽ thấy tiếng lạo xạo của hơi
ở dưới da, có thể có những ổ mủ tiết dịch, dịch mủ màu vàng nâu và thường rất
hôi.
Chẩn đoán phân biệt: một số
trường hợp bệnh diễn tiến âm thầm trong giai đoạn đầu dễ nhầm với các bệnh tại
vùng bìu như viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn. Tuy nhiên khi hiện tượng hoại
thư hình thành, tiến triển bùng nổ bệnh rất nhanh.
Điều
trị
Tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm mủ
dịch cấy làm kháng sinh đồ, sau đó dùng kháng sinh mạnh với liều cao và tiến
hành đồng thời cắt bỏ toàn bộ tổ chức hoại tử. Trong lúc phẫu thuật bệnh nhân cần
được vô cảm tốt, mở rộng và cắt bỏ toàn
bộ tổ chức hoại tử cho tới các tổ chức lành biểu hiện là tổ chức đó bắt đầu chảy máu. Sau đó để hở vết
thương đến khi tổ chức lên mô hạt sẽ khâu thì hai.
Báo
cáo một trường hợp lâm sàng
Vừa qua Trung tâm Tiết niệu và
HIFU Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam
L.H.O, 54 tuổi, ngụ tại Cần Thơ vào viện vì một khối sưng đau ở bìu kèm mệt mỏi
chán ăn, khối phồng ngày càng tăng khoảng 3 ngày nên bệnh nhân nhập viện, sau
khi nhâp viện 2 ngày bệnh nhân được chẩn đoán Hoại tử Fournier/Đái tháo đường
type 2, suy vỏ thượng thận, tăng huyết áp, rối loạn điện giải. Bệnh nhân được
phẫu thuật cấp cứu với ekip phẫu thuật gồm BSCKII Nguyễn Trung Hiếu, BSNT Nguyễn
Văn Nghĩa, BSNT Dương Văn Huynh vào ngày thứ hai nhập viện kèm đánh kháng sinh
liều cao. Sau mổ một ngày để thuận tiện cho việc chăm sóc vết mổ vùng bìu bệnh
nhân được đặt máy hút áp lực âm (VAC) vùng bìu, sau 7 ngày vết mổ lên mô hạt tốt
nên được tiến hành khâu thì hai. Sau đó 3 ngày bệnh nhân đã được xuất viện với
vết mổ khô, ăn uống khá, vết thương được khâu thì hai lành tốt.

Hình SEQ Figure\* ARABIC 1. Hình bìu bệnh nhân trước mổ sưng to và có vết
mủ ở tầng sinh môn và trong lúc phẫu thuật cắt rộng lấy sạch hết mô hoại tử
Kết
luận: Bệnh nhiễm trùng hoại tử Fournier còn ít được biết đến tại
Việt Nam, nguy cơ tử vong cao do nhiễm trùng nhiễm độc nặng nếu không được xử
trí kịp thời, nhất là trong tình trạng dịch bệnh COVID 19 bệnh nhân e ngại đến
bệnh viện khám chữa bệnh. Hãy có một lối sống lành mạnh giữ gìn vệ sinh tốt để
tránh nhiễm khuẩn đường tiết niệu cũng như vùng tầng sinh môn sẽ giảm được nguy
cơ của bệnh. Hãy đến bệnh viện sớm nhất có thể khi thấy các dấu hiệu bất thường
tại cơ quan sinh dục hay vùng tầng sinh môn để có thể phát hiện sớm và xử lí kịp
thời.
TRUNG TÂM TIẾT NIỆU VÀ HIFU