1.Tổng quan
β-lactamase phổ rộng (Extended-spectrum
β-lactamase, ESBL) là các enzym làm bất hoạt hầu hết các β-lactam gồm
penicilin, cephalosporin và aztreonam. Trong đó, EBSL-E nhìn chung vẫn nhạy cảm với các carbapenem như imipenem và meropenem. Các ESBL nói chung không làm bất hoạt các tác nhân không phải β-lactam (ví dụ như ciprofloxacin,
trimethoprim-sulfamethoxazole, gentamicin).
Bất kỳ chủng Gram âm nào cũng có khả năng chứa các gen sinh tổng hợp ESBL; tuy nhiên, chúng phổ biến nhất ở Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae,
Klebsiella oxytoca, và Proteus
mirabilis. Các enzym CTX-M, đặc biệt là CTX-M-15, là những ESBL phổ biến nhất ở Hoa Kỳ.
2. Sử dụng kháng sinh trong điều trị
các trường hợp vi khuẩn sinh ESBL
2.1. Điều trị viêm bàng quang không biến chứng do chủng
vi khuẩn tiết ESBL
Nitrofurantoin và
trimethoprim-sulfamethoxazole là những lựa chọn điều trị ưu tiên, được chứng
minh là những lựa chọn an toàn và hiệu quả cho viêm bàng quang không biến chứng
do ESBL-E. Những nhóm kháng sinh khác
như: carbapenem (impenem, meropenem…) và
fluoroquinolon (ciprofloxacin hoặc
levofloxacin_ có hiệu quả chống lại bệnh viêm bàng
quang ESBL-E, nhưng chúng không phải lựa chọn an toàn nhất và cần hạn chế việc sử dụng thường
quy để giảm đề kháng và dự trữ các kháng sinh này
cho tương lai. Việc hạn
chế sử dụng các nhóm này còn làm giảm nguy cơ nhiễm độc
liên quan, đặc biệt là với các fluoroquinolon.
Amoxicillin-clavulanat,
aminoglycosid liều đơn và fosfomycin uống (chỉ dành cho E. coli) là
những lựa chọn điều trị thay thế cho bệnh viêm bàng quang ESBL-E không biến
chứng.
2.2. Điều trị viêm thận bể thận và nhiễm trùng đường
tiết niệu phức tạp do chủng vi khuẩn tiết ESBL
Ertapenem,
meropenem, imipenem-cilastatin, ciprofloxacin, levofloxacin, hoặc
trimethoprim-sulfamethoxazole là những lựa chọn điều trị ưu tiên cho viêm bể
thận và cUTI do ESBL-E dựa trên khả năng đạt được nồng độ cao trong nước tiểu, các thử nghiệm lâm sàng RCT và kinh nghiệm lâm sàng thực tế.
Ở những bệnh nhân
có khả năng dung nạp được độc tính trên thận, các
aminoglycosid dùng một lần mỗi ngày trong một đợt điều trị đầy đủ là một lựa
chọn thay thế để điều trị viêm thận bể thận hoặc cUTI.
Nitrofurantoin và
fosfomycin đường uống không đạt được nồng độ thích hợp trong nhu mô thận và nên
tránh dùng cho bệnh viêm thận bể thận và cUTI .Tuy nhiên, fosfomycin là một lựa
chọn thay thế để điều trị viêm tuyến tiền liệt do E. coli sản xuất ESBL khi các
lựa chọn ưu tiên (khi các carbapenem,
fluoroquinolon, hoặc trimethoprim-sulfamethoxazol không dung nạp hoặc giảm nhạy cảm).
2.3. Điều trị nhiễm trùng ngoài đường tiết niệu do chủng
vi khuẩn tiết ESBL
Carbapenem là lựa chọn ưu tiên trong điều trị
các bệnh nhiễm trùng ngoài đường tiết niệu do ESBL-E. Sau khi đạt được đáp ứng
lâm sàng thích hợp, nên cân nhắc chuyển sang dùng fluoroquinolon đường uống hoặc trimethoprim-sulfamethoxazol nếu còn nhạy cảm.
Vai trò của liệu
pháp đường uống từng bước đối với nhiễm trùng ESBL-E
bên ngoài đường tiết niệu chưa được đánh giá đầy đủ. Các nhà
lâm sàng nên tránh dùng đường uống đối với nitrofurantoin, fosfomycin,
amoxicillin-clavulanat, doxycyclin, hoặc omadacycline
đối với nhiễm trùng đường máu do vi khuẩn sinh ESBL-E.
3. Vai trò một số kháng sinh trong điều trị viêm nhiễm do
chủng vi khuẩn tiết ESBL
3.1. Vai trò của piperacillin-tazobactam
Trong
trường hợp piperacillin-tazobactam được bắt đầu như một phác đồ kinh nghiệm cho bệnh viêm bàng quang không biến chứng do
vi sinh vật sau đó được xác định là ESBL-E và có đáp ứng lâm sàng,
không cần thay đổi hoặc mở rộng liệu pháp kháng sinh. Tuy nhiên, đối với viêm bể thận hoặc nhiễm trùng niệu có biến chứng, các
carbapenem,
fluoroquinolon, hoặc trimethoprim-sulfamethoxazol được ưu tiên lựa chọn hơn do nguy cơ
thất bại lâm sàng so với
piperacillin-tazobactam có thể thấp hơn.
Piperacillin-tazobactam
không được khuyến cáo để điều trị nhiễm trùng bên ngoài đường tiết niệu do
ESBL-E, ngay cả khi đã chứng minh được tính nhạy cảm với
piperacillin-tazobactam.
Hiệu quả
của piperacillin-tazobactam trong điều trị nhiễm trùng ESBL-E xâm lấn có thể bị
giảm do khả năng các chủng này tăng biểu hiện của enzym ESBL hoặc do sự hiện
diện đồng thời của nhiều β-lactamase. Ngoài ra, việc xác định điểm gãy MIC của
piperacillin-tazobactam có thể không chính xác khi có mặt các enzym ESBL hoặc
khi có mặt các enzym β-lactamase khác như OXA-1. Vì những lý do này, IDSA khuyến
cáo nên tránh dùng piperacillin-tazobactam để điều trị nhiễm trùng ESBL-E xâm
lấn.
3.2. Vai trò của Cefepim
IDSA khuyến
cáo nên tránh dùng cefepim để điều trị viêm thận bể thận và cUTI. Cefepim cũng
không được khuyến cáo để điều trị nhiễm trùng ngoài đường tiết niệu do ESBL-E,
ngay cả khi đã chứng minh được tính nhạy cảm với cefepime.
Nếu cefepim
được bắt đầu như một phác đồ kinh nghiệm đối với bệnh viêm bàng quang không
biến chứng do một sinh vật sau đó được xác định là ESBL-E và có đáp ứng về mặt
lâm sàng, không cần thay đổi hoặc mở rộng liệu pháp kháng sinh.
3.3. Vai trò của Cephamycins
Cephamycins
không được khuyến cáo để điều trị nhiễm trùng ESBL-E cho đến khi có thêm dữ
liệu về kết quả lâm sàng khi sử dụng cefoxitin hoặc cefotetan và liều lượng tối
ưu đã được xác định.
Vì cả
cephamycin và cefoxitin đều chỉ dùng được qua đường tĩnh mạch và có thời gian
bán thải tương đối ngắn, dường như hoạt chất này không có lợi thế về tính khả
thi khi sử dụng so với các thuốc được ưu tiên để điều trị nhiễm trùng ESBL-E.
Bảng 1. Chế độ liều kháng sinh trong các trường hợp nhiễm khuẩn do ESBL
Kháng sinh
|
Chế độ liều ở người lớn
(chức năng gan, thận bình thường)
|
Amikacin
|
Nhiễm trùng tiểu: 15mg/kg/ngày
Nhiễm trùng khác: 20mg/kg/ngày cho 1 liều duy nhất, liều nối tiếp dựa
trên theo dược động học (nồng độ thuốc)
|
Gentamicin
|
Nhiễm trùng tiểu: 5mg/kg/ngày
Nhiễm trùng khác: 7mg/kg/ngày cho 1 liều duy nhất, liều nối tiếp dựa
trên theo dược động học (nồng độ thuốc)
|
Ciprofloxacin
|
400mg IV q8h hoặc q12h
HOẶC 500-750ng PO q12h
|
Levofoxacin
|
750mg IV/PO q24h
|
Ertapenem
|
1g q24h truyền trong 30 phút
|
Fosfomycin
|
3g PO liều duy nhất trong nhiễm trùng tiểu do E.Coli sinh ESBL
|
Imipenem-cilastatin
|
500mg q6h truyền trong 30 phút
|
Meropenem
|
1-2g q8h truyền trong 30 phút
|
Nitrofurantoin
|
Hỗn dịch uống 50mg PO q6h
Dạng monohydrat 100mg PO q12h
|
Colistin
|
Theo hướng dẫn đồng thuận thế giới 2019
|
Tài liệu tham khảo
Pranita D. Tamma,
Samuel L. Aitken, Robert A. Bonomo, Amy J. Mathers, David van Duin, Cornelius
J. Clancy (2022). IDSA Guidance on the Treatment of Antimicrobial-Resistant Gram-Negative
Infections: Version 1.0