1. Khái niệm phản vệ do thuốc
Phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với thuốc gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Thuốc là nguyên nhân hàng đầu được ghi nhận gây phản ứng phản vệ
2. Thuốc có nguy cơ gây phản vệ
- Tất cả các thuốc và thành phần trong chế phẩm thuốc (hoạt chất, tá dược, tạp chất và các chất gây sốt/nội độc tố nếu không được loại bỏ hoàn toàn) đều có thể gây phản vệ
- Các hoạt chật có kích thước lớn có thể là một kháng nguyên trực tiếp, trong khi các hoạt chất nhỏ thường cần gắn kết với protein để có hoạt tính kháng nguyên.
.png)
Hình 1. Liên quan giữa thuốc và tính sinh miễn dịch
- Phản vệ do thuốc chiếm 13,2% các ADR được báo cáo. Tử vong trong phản vệ do thuốc chiếm 82% tử vong do ADR thuốc nói chung
- Kháng sinh đường toàn thân là nhóm có tỉ lệ phản vệ được báo cáo cao nhất, chiếm 2/3 các trường hợp phản vệ được báo cáo
- Yếu tố liên quan:
+ Thuốc: cấu trúc/kích thước hoạt chất; tá dược; tạp chất; nội độc tố vi khuẩn (nếu có)
+ Cơ địa: dị ứng (liên quan đến kiểu gen HLA)
+ Bệnh lý: nhiễm khuẩn/virus, bệnh lý về miễn dịch, …
+ Sử dụng thuốc: tiền sử dị ứng; sử dụng sai đường dùng; thuốc ngoài chỉ định
3. Phản vệ do thuốc trong cơ sở dữ liệu Cảnh giác dược Việt Nam
- Thuốc có nguy cơ cao gây phản vệ:
+ Kháng sinh (ROR = 2,35): trong đó Cephalosporin thế hệ III có tần suất được báo cáo nhiều nhất
+ NSAIDs* (ROR = 0,66)
+ Máu và chế phẩm từ máu (ROR = 1,64)
+ Thuốc cản quang chứa iod (ROR = 2,43)
+ Thuốc tê, thuốc mê (ROR = 4,02)
+ Corticosteroid toàn thân* (ROR = 2,12)
+ Opioid (ROR = 1,77)
+ Thuốc tiêu sợi huyết (ROR = 3,62)
- Một số tín hiệu “đặc thù” ghi nhận tại Việt Nam:
+ Amoxicillin/sulbactam
+ Alphachymotrypsin
+ L-ornithin L-aspartat…
- Một số trường hợp lưu ý khác:
+ Phản vệ do tá dược lactose có nguồn gốc từ đạm sữa bò
+ Phản vệ do thuốc còn lẫn nội độc tố vi khuẩn/chí nhiệt tố…
4. Ý nghĩa của phân tích các tín hiệu báo cáo phản vệ cũng như các ADR khác:
- Tăng cường các cảnh báo về nguy cơ do thuốc trên nhãn sản phẩm
- Đánh giá lại tương quan giữa lợi ích và nguy cơ của thuốc để cân nhắc thay đổi phạm vị chỉ định
- Tối ưu cách dùng thuốc để giảm nguy cơ xảy ra ADR của thuốc
- Giảm nguy cơ xảy ra các biến cố nghiêm trọng tại các đơn vị khác (khoa phòng, bệnh viện,…)
- Cơ sở để đánh giá lại chất lượng lô thuốc; thu hồi lô thuốc
- Cơ sở để ngừng cấp số đăng ký hoặc rút số đăng ký với các thuốc có tín hiệu ADR nghiêm tọng
5. Xử trí phản vệ: tuân thủ các quy định và hướng dẫn tại thông tư 51/2017/QĐ-BYT của Bộ Y tế về xử trí và dự phòng phản vệ.
6. Dự phòng phản vệ: dựa trên khai thác tiền sử dị ứng/tiền sử gia đình, các bệnh lý đồng mắc, cơ địa,… test da trong một số trường hợp cần thiết theo thông tư 51/2017/TT/BYT. Việc dự phòng phản vệ bằng thuốc kháng
H1 và/hoặc corticosteroid không được khuyến cáo đại trà cho tất cả bệnh nhân.
Giám sát phản ứng có hại của thuốc tại cơ sở khám chữa, bệnh
(thực hiện quyết định 29/QĐ-BYT của Bộ Y tế về hướng dẫn giám sát phản ứng có hại của thuốc)
1. Cần báo cáo TẤT CẢ các biến cố bất lợi xảy ra trong quá trình điều trị nghi ngờ có thể là do thuốc, kể cả các phản ứng dạng phản vệ hoặc tác dụng phụ khác do thuốc; ngay cả khi không có đủ thông tin và không chắc chắn rằng liên quan đến thuốc.
2. Thông báo với đơn vị dược lâm sàng để được hổ trợ trong việc báo cáo ADR; việc thông báo nên thực hiện ngay khi bệnh nhân vừa xảy ra phản ứng để việc ghi nhận và phân tích các biểu hiện lâm sàng được đầy đủ và chính xác.
3. TRÁNH quy kết trách nhiệm cá nhân trong vấn đề xảy ra biến cố bất lợi/phản ứng có hại của thuốc, cần phân tích các yếu tố liên quan, phản hồi để dự phòng và có dữ liệu lựa chọn chọn thuốc an toàn, hợp lý tại bệnh viện.
ĐƠN VỊ DƯỢC LÂM SÀNG
KHOA DƯỢC
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Y tế (2022), Dược thư Quốc gia Việt Nam III
2. Bộ Y tế (2022), Hướng dẫn giám sát phản ứng có hại của thuốc, ban hành kèm theo quyết định số 29/QĐ-BYT.
3. Bộ Y tế (2021), Hướng dẫn quốc gia về Cảnh giác dược, ban hành kèm theo quyết định số 122/QĐ-BYT.
4. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn xử trí và dự phòng phản vệ, ban hành kèm theo quyết định số 51/QĐ-BYT.
5. Nguyen KD, Nguyen HA, Vu DH, Le TT, Nguyen HA Jr, Dang BV, Nguyen TN, Nguyen DH, Nguyen TB, Montastruc JL, Bagheri H. Drug-Induced Anaphylaxis in a Vietnamese Pharmacovigilance Database: Trends and Specific Signals from a Disproportionality Analysis. Drug Saf. 2019 May;42(5):671-682.
6. Bruhns P, Chollet-Martin S. Mechanisms of human drug-induced anaphylaxis. J Allergy Clin Immunol. 2021 Apr;147(4):1133-1142.