x...ĐĂNG KÝ KHÁM TRƯỚC QUA HOTLINETƯ VẤN/CSKH
SearchArticle
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
CHUYÊN MỤC: KIẾN THỨC Y KHOA
Đăng vào lúc [2024-10-07 15:38:14] Lượt xem: 466 1024
Tác giả: Chưa xác định
   Viêm da tiết bã (hay còn gọi là viêm da dầu) là một bệnh lý rối loạn viêm da mạn tính liên quan đến tuyến bã nhờn, gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh phổ biến trên thế giới với tỉ lệ mắc từ 1-10% dân số trưởng thành nói chung.


1. Viêm da tiết bã là gì ?

Viêm da tiết bã (hay còn gọi là viêm da dầu) là một bệnh lý rối loạn viêm da mạn tính liên quan đến tuyến bã nhờn, gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bệnh phổ biến trên thế giới với tỉ lệ mắc từ 1-10% dân số trưởng thành nói chung.

Nguyên nhân của viêm da tiết bã chưa được biết rõ ràng. Có nhiều yếu tố nguy cơ phối hợp làm bùng phát bệnh đã được biết đến như: nấm men Malassezia; phản ứng miễn dịch của cơ thể; bệnh thần kinh, tâm thần; chế độ ăn uống nhiều chất béo; hormone; rượu, bia; stress trong công việc…

Viêm da tiết bã là bệnh mạn tính nên diễn tiến dai dẳng xen kẽ các đợt cấp. Sang thương da trên mặt và da đầu làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào biểu hiện bệnh và việc điều trị có thể kéo dài, nhưng khó điều trị dứt điểm và hay tái phát.

2. Triệu chứng của bệnh viêm da tiết bã

Bệnh xuất hiện sau tuổi dậy thì và có thể kéo dài suốt đời. Bệnh diễn tiến từ từ không đột ngột, phát triển thành bệnh mạn tính dai dẳng.

Tổn thương là các vảy da màu trắng, mỏng trong một số trường hợp có thể là các vảy da và vảy mờ màu vàng trên nền da viêm đỏ.

Trên đầu bong vẩy, ngứa nhiều như triệu chứng của gàu.



Hình 1. Viêm da tiết bã trên đầu


Hình 2. Vảy da màu trắng trên nền da viêm đỏ
Vị trí thường gặp :

Ở da đầu: hay gặp ở vùng trán, thái dương và vùng đỉnh nhưng có thể lan tỏa toàn bộ đầu.

Mặt: tập trung ờ má, đầu trong lông mày, rãnh mũi má, rãnh sau tai, vành tai, ống tai ngoải, ngực và lưng.

Vùng nếp gấp: nách, nếp lằn dưới vú, quanh rốn.

Triệu chứng thường gặp là ngứa rát vùng da bị bệnh. Khi thời tiết nóng và khi ra mồ hôi thì bệnh ngứa ngáy nhiều hơn. Khi gặp các triệu chứng nêu trên và có xu hướng nặng lên, bệnh nhân nên đến khám tại các phòng khám chuyên khoa da liễu để được điều trị thích hợp.



Hình 3. Mảng đỏ trong viêm da tiết bã

3. Chẩn đoán viêm da tiết bã

Chẩn đoán viêm da tiết bã chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng:

- Thương tổn: vảy da màu trắng, mỏng, trong một số trường hợp có thể là vảy da hoặc vảy mỡ màu vàng trên nền da viêm đỏ.

- Vị trí: khu vực giàu tuyến bã nhờn, cụ thể là da đầu (gàu), chân tóc, tai, lông mày, mí mắt (viêm bờ mi với lớp mày màu mật ong dọc theo viền của mí mắt), nếp gấp mũi, môi trên, ngực trên và lưng, rốn và háng.

- Triệu chứng ở da thường gây ngứa, rát, dễ tái phát.



Hình 4. Viêm da tiết bã vùng má

4. Hướng điều trị theo mức độ bệnh

4.1. Mức độ nhẹ: sử dụng thuốc bôi ngoài da.

4.2. Mức độ trung bình và nặng: cần kết hợp thuốc bôi tại chỗ và thuốc uống toàn thân, ở mức độ này cần tư vấn Bác sĩ chuyên khoa.

  Tại phòng khám chuyên khoa Da liễu, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, chúng tôi có đội ngũ Bác sĩ chuyên khoa Da liễu giàu kinh nghiệm. Bệnh nhân có triệu chứng và không thể kiểm soát bệnh, hãy liên hệ chúng tôi – phòng khám Da liễu, Bệnh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Y tế (2023), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh da liễu, Hà Nội.

2. Châu Hồng Hiếu (2021), Nghiên cứu đặc điểm tình hình, một số yếu tố liên quan và đánh giá kết qua điều trị viêm da tiết bã ở người lớn bằng itraconazol phối hợp E-Psora tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2021-2022, Luận văn Chuyên khoa II, Trường Đại Học Y dược Cần Thơ.

3. Adalsteinsson Jonas A., Kaushik Shivani, et al. (2020), "An update on the microbiology, immunology and genetics of seborrheic dermatitis", Experimental Dermatology, 29(5), pp. 481-489.

4. Bouwstra Joke A. , H. Wouter W. Groenink, Joop A. Kempenaar (2008), Water Distribution and Natural Moisturizer Factor Content in Human Skin Equivalents Are Regulated by Environmental Relative Humidity, Journal of Investigative Dermatology, Volume 128, Pages 378-388

5. Schmid-Wendtmer M. H., Korting H. C. (2006), The pH of the skin surface and its impact on the barrier function. Skin Pharmacol. Physiol. 19, pp. 296–302.

6. Shermer A and Baruch K (2008), “Treatment of Moderate to Severe Facial Seborrheic Dermatitis with Itraconazole: An Open Non-Comparative Study“, IMAJ 10, pp.417-418.

7. Tucker D. and Masood S. (2022), "Seborrheic Dermatitis", StatPearls, StatPearls Publishing Copyright© 2022, StatPearls Publishing LLC., Treasure Island (FL).




Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
HỘI THẢO KHOA HỌC - CẬP NHẬT MỚI TRONG HỒI SỨC SƠ SINH 2024
Danh sách người thực hành khám bệnh, chữa bệnh, cập nhật đến ngày 01/11/2024
Quyết định số 761/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Ngày “Thế giới rửa tay” (Global Handwashing Day)
Thông báo: về việc kết quả tuyển dụng hợp đồng
Hội thảo “Quản lý dinh dưỡng trên người bệnh thận mạn: Cập nhật hướng dẫn thực hành 2024"
Viêm da tiết bã: triệu chứng và chẩn đoán
Kế hoạch số 849 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 146 Chiêu sinh đào tạo thực hành để cấp giấy xác nhận hoàn thành quá trình thực hành khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2024
Thông báo số 142/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 140/TB-BVTĐHYDCT về việc tuyển dụng nhân viên hợp đồng
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ (đợt 2).
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành
Thông báo số 126 tuyển dụng nhân viên hợp đồng
Thông báo số 104 Về việc tổ chức hội thảo “Chế độ dinh dưỡng trước, trong và sau phẫu thuật”
Thông báo số 102 Hướng dẫn quy trình xét tuyển vòng 2 kỳ tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 100 về thời gian và địa điểm ứng viên tham dự kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 99 Triệu tập ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 95 Danh sách ứng viên đủ điều kiện dự tuyển vòng 2 kỳ xét tuyển viên chức đợt 1 năm 2024 của Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 7,331,669
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI