Lấy máu gót chân – Bước sàng lọc quan trọng khi bé chào đời
CHUYÊN MỤC: Hệ Sản - Phụ khoa
Đăng vào lúc [2019-04-02 17:13:54] Lượt xem: 1542 72
Tác giả: Chưa xác định

Sàng lọc sơ sinh là một trong những việc làm vô cùng quan trọng trong việc cải thiện tương lai cho con em mình, nhưng hiện nay ở nước ta vẫn còn nhiều cha mẹ chưa biết đến điều này. Chỉ cần lấy vài giọt máu gót chân sau đó làm xét nghiệm sàng lọc sau sinh sẽ giúp phát hiện kịp thời những bệnh lý về nội tiết, rối loạn chuyển hóa ... để can thiệp kịp thời cho trẻ.


Tại sao phải lấy máu gót chân?

Lấy máu gót chân cho trẻ sơ sinh là xét nghiệm sàng lọc sơ sinh, đây là phương pháp dùng kỹ thuật y khoa nhằm phát hiện các bệnh liên quan đến nội tiết, rối loạn di truyền như các bệnh thiểu năng tuyến giáp bẩm sinh và thiếu men G6PD, tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh… Tuy là những bệnh lý hiếm gặp, nhưng rất nguy hiểm. Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh bằng cách lấy máu gót chân giúp phát hiện sớm các bệnh lý, từ đó có hướng điều trị kịp thời nhằm giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh, giảm tỉ lệ chậm phát triển thần kinh và thể chất, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

 

Sàng lọc sơ sinh là cần thiết để phát hiện sớm các bệnh nguy hiểm

Lấy máu gót chân có nguy hiểm?

Thực hiện việc lấy vài giọt máu ở gót chân của trẻ sơ sinh không hề gây nguy hiểm cho trẻ. Hiện nay, hầu hết các bệnh viện lớn ở Việt Nam đều có thể tiến hành sàng lọc hai bệnh là suy tuyến giáp bẩm sinh và bệnh thiếu hụt men G6PD bẩm sinh. Tốt nhất trước khi sinh, sản phụ nên đến bệnh viện để được tư vấn về dịch vụ lấy máu gót chân để sàng lọc sơ sinh, tham khảo xem bệnh viện có thể tiến hành sàng lọc những bệnh nào, chi phí ra sao.

Thời gian lấy máu gót chân trẻ sơ sinh

Ngay sau khi sinh từ 48h, trẻ sơ sinh được lấy 2 giọt máu ở gót chân vào giấy thấm máu và để khô rồi tiến hành xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm được trả về sau khoảng 24-72 giờ. Nếu trẻ mắc bệnh, phụ huynh sẽ được các bác sĩ có chuyên môn tư vấn các biện pháp xử lý, chữa trị, cũng như cách chăm sóc giúp trẻ sớm hồi phục và phát triển bình thường.

Vì sao lại lấy máu ở phần gót chân em bé

Theo nguyên tắc, máu ở bất cứ bộ phần nào trên cơ thể trẻ cũng có thể đem đi xét nghiệm. Tuy nhiên, các bác sĩ chọn lấy máu ở gót chân trẻ là do bộ phận này có lượng màu dồi dào, đáp ứng đủ lượng cần để xét nghiệm. Hơn nữa, phần gót chân trẻ được cho là kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác giúp hạn chế đau ở trẻ.

Kỹ thuật xét nghiệm máu gót chân thế nào?

Lấy 1 giọt máu ở gót chân trẻ thấm vào một loại giấy đặc biệt, sau đó cho vào 1 loại thuốc thử, xử lý và đo trên máy bán tự động (ELISA).

Khi nào cần thực hiện xét nghiệm sàng lọc?

Các trẻ sơ sinh từ 2-7 ngày tuổi là đối tượng được tiến hành xét nghiệm sàng lọc sơ sinh. Lý tưởng nhất, xét nghiệm nên được diễn ra khi trẻ đủ 48 giờ sau sinh để sớm có kết quả và giúp bảo vệ trẻ hiệu quả nhất.

Xét nghiệm máu gót chân tầm soát được bệnh hiểm nghèo nào?

Tầm soát được các bệnh:

·      Suy giáp trạng bẩm sinh (tuyến giáp không sản xuất đủ hormone khiến trẻ bị đần độn, chân tay không phát triển, thường tử vong trước tuổi trưởng thành)

·    Bệnh tăng sản tuyến thượng thận (một kiểu thiếu hụt enzyme gây sản xuất hormone nam bất thường, khiến trẻ có bộ phận sinh dục nửa nam nửa nữ)

·       Bệnh thiếu men G6PD (bệnh huyết tán bẩm sinh do hồng cầu bị vỡ gây ra vàng da, thiếu máu)…

 

Sản phụ và người nhà quan tâm về vấn đề sàng sọc sơ sinh hãy gọi đến số điện thoại khoa Phụ Sản 02923.748.831 để được cung cấp thêm thông tin.

 

Khoa Phụ Sản – Bệnh viện Trường ĐHYD Cần Thơ



Tin tức liên quan:
THÔNG BÁO - TIN TỨC CHUNG
Quyết định số 277/QĐ-BVTĐHYDCT về việc thành lập Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
Thông báo số 64 Nghỉ Lễ Giỗ tổ Hùng Vương năm 2024
Thông báo số 42 Về việc tuyển chọn bệnh nhi Chương trình phẫu thuật miễn phí “Thắp sáng nụ cười trẻ thơ” năm 2024
Quyết định số 139/QĐ-BVTĐHYDCT về việc Cập nhật Quy trình xử lý văn bản hành chính tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
BẢN CÔNG BỐ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khoẻ.
Lựa chọn thực phẩm an toàn trong dịp Tết
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (BSNT Phụ sản)
Giấy giới thiệu về việc giới thiệu học viên Sau đại học thực hành tại Bệnh viện (Gây mê hồi sức)
Kế hoạch thực hành lâm sàng thực hành Y học đại cương - Học kỳ I năm học 2023-2024
ĐĂNG KÝ GIẢNG DẠY HỘI TRƯỜNG
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẬP NHẬT NHỮNG ĐIỀU TRỊ MỚI TRONG THỰC HÀNH LÂM SÀNG CỦA CÁC BỆNH LÝ: TIM MẠCH - ĐÁI THÁO ĐƯỜNG”
Hội thảo “Điều trị các bệnh hô hấp giai đoạn giao mùa”
SỬ DỤNG KHÁNG SINH ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN VÀ VIÊM PHỔI THỞ MÁY: CẬP NHẬT MỚI TỪ KHUYẾN CÁO HỘI HÔ HẤP & HỘI HỒI SỨC CHỐNG ĐỘC 2023
THUỐC ỨC CHẾ MIỄN DỊCH TRONG BỆNH PHỔI KẼ: MỘT SỐ LƯU Ý VỀ AN TOÀN THUỐC
Dinh dưỡng phẫu thuật cắt dạ dày
Xuống thang kháng sinh
FLUOROQUINOLON – CẢNH GIÁC VIỆC XUẤT HIỆN Ý ĐỊNH VÀ HÀNH VI TỰ SÁT TRÊN ĐỐI TƯỢNG NGUY CƠ
Về việc mời chào giá Mua vật tư y tế cho Khoa Răng Hàm Mặt
Thông báo số 364 Về việc thay đổi giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
HỘI THẢO KHOA HỌC “CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG SỐNG VÀ TIÊN LƯỢNG SỐNG CHO BỆNH NHÂN TIM MẠCH VÀ BỆNH THẬN MẠN”
ASPxHyperLink
LIÊN KẾT
BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
Địa chỉ: Số 179, Đường Nguyễn Văn Cừ, Phường An Khánh, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.
Liên hệ: 02923 899 444
Fax: 02923 740 221
Cấp cứu: 02923 894 123
Email: bvdhydcantho@ctump.edu.vn
Facebook: https://www.facebook.com/bvdhydct
Website: http://bvdhydcantho.com
Tổng lượt truy cập: 2,154,546
THỜI GIAN KHÁM BỆNH NHƯ SAU:
- Thời gian lấy số thứ tự: 6h sáng các ngày làm việc trong tuần.
- Cấp cứu: 24/24 (kể cả ngày Lễ, Tết và Chủ nhật)
- Các ngày làm việc trong tuần: Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu (hoặc theo thông báo)
- Tiếp nhận bệnh nhân:
Buổi sáng từ 6h45 - 10h45 | Buổi chiều từ 13h - 16h45
- Thời gian khám bệnh:
Buổi sáng từ 7h - 11h | Chiều từ 13h - 17h
BẢN ĐỒ ĐƯỜNG ĐI