
1. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn được thành lập ngày 31/12/2011, với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ đảm bảo tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và là cơ sở đào tạo, học tập, trao đổi về khoa Kiểm soát nhiểm khuẩn cho sinh viên, học viên Trường Đại học Y dược Cần Thơ và cán bộ y tế trong khu vực.
1.1. Lãnh đạo khoa qua các thời kỳ
Thời gian | Họ và tên | Chức vụ |
Từ năm 2011 - 2017 | ThS.BS. Huỳnh Ngọc Thanh | Trưởng khoa |
CN.ĐD. Đỗ Ánh Minh | Phó Trưởng khoa |
Từ năm 2017 đến nay | ThS.BS. Trần Thị Như Lê | Trưởng khoa
|
Từ tháng 10/ 2019 đến nay | ThS.BS. Trịnh Thị Tâm | Phó Trưởng khoa |
1.2. Tổ chức nhân sự
Tổng số 8 cán bộ viên chức, trong đó: 1 Trưởng khoa, 1 phó trưởng khoa, 1 điều dưỡng trưởng, 4 Điều dưỡng hạng IV, và 1 hộ lý.
Trình độ chuyên môn:
- 2 Thạc sĩ bác sĩ
- 1 Thạc sĩ điều dưỡng
- 4 Trung cấp điều dưỡng
- 1 Lao động phổ thông
Trình độ lý luận chính trị: 3 cán bộ đã hoàn thành Trung cấp lý luận chính trị - hành chính
2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát nhiễm khuẩn định kỳ và hàng năm để trình Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn trước khi Giám đốc phê duyệt và tổ chức thực hiện.
- Xây dựng, cập nhật và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, hướng dẫn, quy định, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn như quy trình xử lý dụng cụ và đồ vải, quy trình xử lý tai nạn rủi ro nghề nghiệp, quy trình quản lý chất thải rắn y tế.
- Giám sát sự tuân thủ các quy trình kỹ thuật liên quan đến kiểm soát nhiễm khuẩn trong hoạt động khám bệnh, chăm sóc và điều trị bệnh.
- Tham gia công tác cải tiến chất lượng bệnh viện và đánh giá chất lượng bệnh viện hàng năm.
- Thực hiện thu thập, tổng hợp, phân tích, quản lý dữ liệu các hoạt động giám sát, bao gồm:
+ Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện
+ Giám sát bệnh truyền nhiễm
+ Giám sát vi sinh định kỳ: môi trường các khoa trọng điểm (khoa Gây mê hồi sức, khoa phụ sản, Khoa tim mạch can thiệp), nước rửa tay phẫu thuật viên, nước uống tại bếp ăn, bàn tay nhân viên y tế.
- Giám sát công tác quản lý chất thải rắn y tế phát sinh trong bệnh viện
- Quản lý, tổ chức thực hiện các hoạt động khử khuẩn, tiệt khuẩn, giặt là, vệ sinh môi trường, xử lý chất thải.
- Đề xuất, mua sắm, định mức, xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật trang thiết bị, vật tư tiêu hao, hóa chất liên quan đến hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn theo quy định.
- Theo dõi, đánh giá, báo cáo phơi nhiễm và rủi ro tai nạn nghề nghiệp liên quan đến tác nhân vi sinh vật của nhân viên y tế và các đối tượng khác trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Phối hợp thành viên mạng lưới Kiểm soát nhiễm khuẩn kiểm tra, giám sát phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan tới kiểm soát nhiễm khuẩn tại các khoa.
- Tham gia và phối hợp đào tạo về Kiểm soát nhiễm khuẩn cho đối tượng cử nhân điều dưỡng, cử nhân xét nghiệm, bác sĩ y học dự phòng; phối hợp với Trung tâm đào tạo theo nhu cầu xã hội tập huấn lớp Kiểm soát nhiễm khuẩn 5 ngày, lớp Kiểm soát nhiễm khuẩn 3 tháng.
- Thực hiện công tác huấn luyện nội bộ về các quy trình, quy định về kiểm soát nhiễm khuẩn trong khám bệnh, chữa bệnh.
- Thực hiện nghiên cứu khoa học, tham gia hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến về kiểm soát nhiễm khuẩn.
3. MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHOA
3.1. Tập thể khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn

3.2. Huấn luyện nội bộ về Kiểm soát nhiễm khuẩn